"> SỬA CHỮA BỂ CÁ CẢNH CHUYÊN NGHIỆP: 0936.878.636 - Tư vấn lắp đặt bể cá cảnh

SỬA CHỮA BỂ CÁ CẢNH CHUYÊN NGHIỆP: 0936.878.636


            DỊCH VỤ SỬA CHỮA CÁC LOẠI BỂ CÁ CẢNH TẠI HẢI PHÒNG
                                          Hotline: 0936.878.636
Một bể cá có khả năng rò rỉ và vỡ kính xảy ra là không thể tránh và là một vấn đề lớn nếu chúng ta không khắc phục ngay nó có thể dẫn đến toàn bộ hồ cá vỡ hoặc lãng phí rất nhiều nước, hầu hết rò rỉ ban đầu chỉ đổ một ít nước vào một thời điểm.. Rò rỉ thường gây ra bởi một lỗ hổng hay keo dán có vấn đề, do trong quá trình xây dựng bể cá cảnh, hoặc theo thời gian trở nên yếu.
                                                
*Sửa Chữa Các Loại Bể Cá Cảnh 

- Sửa chữa bể cá cảnh bị rò rỉ nước

- Sửa chữa bể cá cảnh bị nứt, vỡ đáy, hồi, mặt sau…

- Sửa chữa bể cá bị hỏng hóc đèn, máy bơm, máy sủi, máy lạnh

- Cải tạo hệ thống lọc của bể cá, giúp bể cá xử lý nước chuyên nghiệp, phòng chống các loại bệnh tật cho cá.

- Xử lý cải tạo nền, diệt rêu mốc, cắt tỉa cây thủy sinh giúp quý khách có một bể thủy sinh đẹp.
- Di chuyển bể cá treo tường

- Lắp đặt đường ống, di dời bể cá Rồng

- Dán bể tại nhà cho quý khách đã có kính sẵn ( Không bảo hành cho chất lượng của kính)


Thiết kế, sửa chữa các loại bể cá cảnh
Thiết kế, sửa chữa bể cá cảnh tại Hải Phòng chuyên nghiệp

Sửa chữa bể cá cảnh các loại
Đây là hình ảnh chúng tôi đang sửa chữa bể cá cảnh cho khách hàng

*Các Lỗi Thường Gặp Khi Chăm Sóc Bể Cá Cảnh

Dù cho bạn đang chăm sóc kiểu hình bể như thế nào thì đây là danh sách các lỗi mà rất có thể bạn sẽ mắc phải. Những rắc rối này có thể tránh được nếu bạn ý thức về chúng trước khi bạn bắt đầu setup một bể cá.

1. Nuôi quá nhiều cá và động vật không xương sống

Thức ăn thừa sẽ lắng xuống đáy bể, tạo ra nitrat và làm cho bộ lọc sinh học bị quá tải.
Không hiểu đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng của những chú cá của mình, xu hướng của nhiều người là “ném thức ăn” vào cá để lấp đầy nhu cầu của chúng. Nếu cá không ăn loại thức ăn thả vào, nhiều người chơi sẽ thậm chí “ném vào nhiều hơn” cho cá, nghĩ đơn giản rằng chúng không nhìn thấy thức ăn. Cho ăn một lần, hai lần một ngày hay 2, 3 ngày một lần.
Bằng việc so sánh các chất dinh dưỡng trong thức ăn thương mại bạn sẽ biết được mình đang cho cá ăn những gì, chỉ mua thức ăn chất lượng cao và chỉ cho ăn ở mức con cá có thể tiêu thụ hết trong vòng 2-3 phút mỗi lần cho ăn.

2. Đẩy tiến độ quá nhanh

“Kiên nhẫn” là một yêu cầu đối với tất cả những gì mà bạn thực hiện trên một bể cá cảnh biển. Quá nhiều người phản nàn về những rắc rối sau khi họ thiết lập một bể cá chỉ bởi vì họ đang đẩy tiến độ lên quá nhanh! Chúng ta đã quá thường xuyên đọc được những bình luận của người chơi như thế này: “Tại sao tôi cần sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra? Tôi nên sử dụng loại nào?” Chắc chắn đây là câu hỏi đôi khi được họ đặt ra sau khi đã có một cái bể cá. Phần lớn mọi người không dành thời gian để đọc và nghiên cứu về thú chơi trước khi bắt đầu.

3. Gây quá tải cho hệ thống

Một rắc rối đi kèm với sự vội vàng là ngay lập tức nhét quá nhiều sinh vật và/hoặc đá sống vào bể, đặc biệt với những bể mà chưa được chu chuyển hoặc vừa mới hoàn thành chu trình nitơ. Thậm chí ngay cả trong một hệ thống đã được thiết lập tốt, thêm quá nhiều cá vào bể có thể nhanh chóng gây ra hội chứng trong bể mới. Hãy khoan vội vàng! Nghề nuôi cá cảnh biển không cần phải đua tốc độ, vì thế hãy thoải mái và làm việc với tinh thần kiên nhẫn.

4. Hệ thống lọc và lưu thông nước không phù hợp

Sở hữu bộ lọc sinh học hiệu quả là chìa khóa của thành công trong chăm sóc bể cá cảnh biển. Có nhiều phương pháp lọc có thể lựa chọn nhưng không lựa chọn phương pháp lọc phù hợp với gánh nặng sinh học trong bể của bạn có thể dẫn đến một loạt các vấn đề. Dù là bộ lọc sinh học, cơ học hay hóa học thì càng nhiều vẫn càng tốt.
Khái niệm tương tự này có thể được áp dụng cho cả sự lưu thông của nước trong bể nữa. Việc thiếu các dòng nước xuyên qua hệ thống có thể dẫn đến các vấn đề với mức ôxy hòa tan thấp (DO) như là tích tụ các loại tảo nhớt hoặc các dạng tảo gây hại, cản trở các loài động vật ít di chuyển nhận được thức ăn và nhiều hơn nữa. Giải pháp ở đây? Bổ sung thêm một hoặc hai cái quạt tạo luồng hoặc thiết bị tạo sóng.

5. Chẩn đoán sai bệnh

Khi nói đến vấn đề chẩn đoán bệnh, bệnh ich của cá nước mặn là vấn đề lớn nhất. Người ta thường nhầm Oodinium (Amyloodinium ocellatum – a.k.a. Marine Velvet hay bệnh Coral Fish) với bệnh đốm trắng (Cryptocaryon irritans). Chúng tương tự nhau nhưng là hai kiểu bệnh ich nước mặn hoàn toàn khác nhau, và mỗi kiểu lại có một cách chữa trị khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả những bệnh ký sinh trùng này cũng như các bệnh tật khác là rất quan trọng.

6. Dùng thuốc quá liều

Nhiều người đã bỏ một hoặc nhiều liều thuốc xuống những con cá ốm yếu mà không cần biết bệnh của nó là gì. Các phương thuốc chỉ nên được dùng khi cần thiết và bất cứ khi nào có thể trong bể cách ly. Yếu tố quan trọng nhất trong việc dùng thuốc là sử dụng loại dược liệu đặc trị với căn bệnh mà bạn đang phải đối mặt.

7. Mua con vật mà không biết gì về chúng

Chưa bao giờ chúng ta hết ngạc nhiên về việc người ta thường xuyên chọn lựa những con vật mới để thả vào bể mà chẳng tìm hiểu gì về chúng: chúng thuộc loài gì, chăm sóc và cho ăn như thế nào. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy dành thời gian để tìm hiểu thông tin về nó trước đã. Bạn không nên mua với sự bốc đồng chỉ bởi vì bạn thích những màu sắc đẹp của con cá, trông nó lộng lẫy và đáng yêu như thế nào, hoặc vì bất cứ lý do cảm tính nào khác hoặc nếu một nhân viên bán hàng không thể cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng bạn cần biết về con vật nào đó.

8. Kết hợp vật nuôi không đúng

Những tuyên bố như là con cá đã ăn con ốc mượn hồn của tôi, những con cá trong bể của tôi không thể hòa hợp được với nhau, và những câu tương tự đều đã được nghe đến quá nhiều. Mua vật nuôi mà không biết liệu chúng có thể chung sống hòa bình với những con khác trong cùng bể hay không có thể dẫn tới con vật của mình bị chết hoặc bị thương cũng như các bệnh có liên quan đến stress. Hãy sử dụng các nhận biết thông thường và học về sự kết hợp các con vật bạn đang có ý định mua trước khi thả chúng cùng một bể!

9. Mua con vật ở tình trạng sức khỏe yếu

Một trong những việc dễ nhất khi lựa chọn một con giống là xem xem nó khỏe hay yếu. Nói một cách đơn giản, hầu hết những con cá ốm sẽ bỏ ăn. Trước khi mua một con cá hay một con vật khác, tốt nhất hãy bảo nhân viên bán hàng cho nó ăn. Về phần bạn, hãy học cách nhận biết các triệu chứng bên ngoài của các bệnh thông thường để bạn có thể biết cần kiểm tra cái gì khi mua giống.

10. Sử dụng nguồn nước chất lượng kém

Dù nhiều nhà chăm sóc cá cảnh làm như vậy, lựa chọn sử dụng nước xả thẳng từ vòi nước máy hoặc nước lấy từ các nguồn khác mà chưa được làm sạch để hòa nước muối và bơm vào bể có thể dẫn đến nhiều vấn đề về chất lượng nước trong bể cá. Sử dụng máy lọc nước, mua nước biển tự nhiên sạch hoặc dùng nước đã RO/DI đã được lọc trước từ một nhà cung cấp nước tin cậy là một khoản đầu tư mà sẽ tự bù đắp cho nó trong dài hạn.

11. Thiếu sự bảo trì phù hợp

Hệ thống bể cá cảnh biển được bảo trì tốt hiếm khi có hàm lượng nitrat cao, bùng phát vi khuẩn hoặc các vấn đề về chất lượng nước khác. Để tránh rơi vào các rắc rối trong nghề nuôi cá cảnh biển này, hãy thiết lập và theo sát những quy tắc về bảo trì thường xuyên.

Tư Vấn Dịch Vụ Sửa Chữa Các Loại Bể Cá Cảnh:
                -----------0936.878.6366 ------------


BACK TO TOP